THPT VĂN LANG
Trung Tâm Tư Vấn Tâm Lý

A. PHỤ TRÁCH TRUNG TÂM Y TẾ:
– Dược sĩ Triệu Thị Đức Hạnh
– SĐT: 094.8858.268

B. HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM:
Tư vấn tâm lý học đường (School Counseling – tư vấn học đường – TVHĐ) là một tiến trình giúp đỡ sinh viên học sinh, các vị phụ huynh hoặc thầy cô giáo, tự tìm hiểu mình, biết được những đặc điểm tính cách, những năng lực tiềm ẩn và những hành vi của họ đã ảnh hưởng đến những người khác như thế nào. Đồng thời giúp họ chọn cách giải quyết vấn đề tối ưu trong chiến lược định hướng phát triển của những người này khi có nhu cầu. Tư vấn viên trường học được đánh giá chuyên nghiệp hay không qua mối quan hệ tư vấn tâm lý mà nhà tư vấn tạo được với học sinh, phụ huynh và quý thầy cô trong nhà trường, từ đó góp phần làm tốt hoạt động giáo dục học sinh và mối quan hệ giữa ba môi trường giáo dục gia đình học đường và xã hội .

        Tư vấn viên tâm lý học đường có ba nhiệm vụ chính: 
(1) Phát triển và quản lý chương trình tư vấn học đường 
– Trao đổi thường xuyên với lãnh đạo nhà trường, làm tốt thông tin môi trường giáo dục, nhận chỉ đạo mật thiết xây dựng lòng tin,và sự đoàn kết làm tốt ông tác giáo dục
– Truyền đạt mục tiêu chương trình tư vấn đến các thành viên giáo dục liên quan, đến nhà trường, phụ huynh, và lãnh đạo cộng đồng, doanh nghiệp…Phối hợp ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
– Duy trì các nguồn lực và thông tin thường xuyên với các thành viên giáo dục của nhà trường, Người nắm được nhiều thông tin nội bộ, và diễn biến sử dụng nguồn nhân lực lực sau đào tạo ở nhà trường .
– Duy trì và phát triển chương trình tư vấn học đường hiệu quả, chuẩn mực
– Phân bổ sự quan tâm và sử dụng thời gian tập trung cho công việc hướng dẫn học tập, giúp học sinh lập kế hoạch, bảo vệ học sinh (ít nhất 80%) 
(2) Trực tiếp thưc hiện chương trình tư vấn học đường 
Hướng dẫn học tập 
– Trực tiếp hướng dẫn, và thường xuyên cộng tác với những nhà giáo dục trong nhà trường giúp học sinh theo kịp chương trình học tập.
– Giúp đỡ, bảo vệ các nhóm học sinh thực hiện nguyện vọng và giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu đề ra.
– Hợp tác phát triển giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Giúp học sinh làm kế hoạch cá nhân cho đời mình 
– Giúp đỡ cá nhân tất cả học sinh hay các nhóm học sinh riêng biệt xây dựng kế hoạch phát triển học tập, định hướng nghề nghiệp, xác định mục tiêu kế hoạch xây dựng nhân cách, học tập các kỹ năng xã hội …
– Xây dựng cơ sở dữ liệu chẫn đoán tâm lý chính xác và phù hợp.
– Luôn kết hơp chặt chẽ với các thành viên giáo dục của nhà trường.huy động mọi nguồn lực giúp đỡ học sinh vượt khó,
Bảo vệ, biện hộ và giúp đỡ theo yêu cầu học sinh 
– Tư vấn trực tiếp cá nhân hoặc nhóm học sinh có nhu cầu tư vấn
– Trao đổi và liên hệ chặt với các thành viên giáo dục của nhà trường nhằm giúp đỡ học sinh theo yêu cầu.
Nhiệm vụ báo cáo phúc trình 
– Báo cáo kịp thời, đúng hạn hoạt động của chương trình tư vấn
– Trao đổi thông tin về HS với các thành viên giáo dục nhà trường
– Tham gia chương trình tập huấn nghiệp vụ
– Sử dụng tốt các nguồn lực, và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
– Luôn cập nhật hiểu biết về luật pháp, các quy định ,quy chế của ngành và của tổ chức

(3) Trách nhiệm giải trình 
– Sau mỗi năm học, tư vấn viên phải giải trình, kiểm điểm đánh giá tình hình và mức độ hiệu quả của quá trình thực hiện chương trình tư vấn.
– Rút kinh nghiệm, thu thập và phân tích các dữ liệu, đánh giá và định hướng hoạt động trọng yếu của chương trình tư vấn,
– Thông báo, trao đổi với các thành viên giáo dục của nhà trường.
– Giải trình những thành quả xây dựng, hướng dẫn thực hiện tốt việc học tập, thay đổi nhân cách và những trường hợp đã can thiệp có kết quả.

Tư vấn học đường tại Trường trung học phổ thông Văn Lang: 
Tư vấn học đường tại Trường THPT Văn Lang, đi sâu hơn về hướng dẫn cách học tập, hứng thú đến trường, vấn đề học tập đối với những môn học ưa thích của học sinh, giúp tất cả học sinh có cơ hội đi lên hướng nghiên cứu lý thuyết hay hướng thực hành, bằng vào sự theo dõi, giúp đỡ, đánh giá khách quan về tiềm năng và các nguồn lực có được từ cá nhân gia đình và yêu cầu tình hình nhân lực kinh tế, xã hội, môi trường. Đặc biệt quan tâm hướng phát triển nghề nghiệp, nhân cách và trí tuệ. Những học sinh có nguy cơ bỏ học lao động sớm được tư vấn viên chăm sóc giúp đỡ bằng nhiều nguồn lực của nhà trường, gia đình và cộng đồng. Những học sinh có nguy cơ rơi vào tệ nạn xung đột, bạo hành, uống rượu, cờ bạc, ma túy, bị lạm dụng tình dục, lạm dụng lao động… được tư vấn viên học đường phát hiện sớm bảo vệ, giúp đỡ, hướng dẫn chữa trị, tránh xa tệ nạn.
Tóm lại, tư vấn viên học đường ngày nay hoạt đông như một giáo dục viên, một nhân viên công tác xã hội trong nhà trường, đã thật sự góp sức cải thiện môi trường giáo dục vốn bị dồn nén bởi kỷ luật hình thức, giám hộ nặng nề của gia đình, hệ thống giám thị, tổng giám thị của nhà trường, thiếu thông tin ngoài xã hội, chưa quan tâm tạo cho học sinh bản lĩnh, trang bị những kỹ năng cần thiết ứng phó trong cuộc sống …

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

024.37162850
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon